Cần tây

Date: 06/04/2021Lượt xem: 9458
Cần tây
Tên khác: Rau cần tây
Tên khoa học: Apium graveolens L.
Họ Hoa tán - Apiaceae
Mô tả: Cây thảo sống 1- 2 năm, có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.
Sinh thái: Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.
Phân bố: Trồng nhiều nơi ở Việt Nam.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng bình can thanh nhiệt, khư phong lợi thấp.
Công dụng: Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất (Ho lao), tràng nhạc, sốt giãn cách, thấp khớp, thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư nứt nẻ. Ở Trung Quốc, thân cây dùng trị cao huyết áp, rễ trị viêm khí quản và bị ho do phong hàn.
Bài thuốc:
1. Đái tháo đường:
Dùng 500g rau cần tươi. Rửa sạch rau cần, giã nát, cho thêm nước sôi để nguội vào, lọc, chiết lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, dùng liên tiếp nhiều ngày (TQDG).
2. Bệnh cao huyết áp:
Rễ Cần tây 60g (hoặc 500g Rau cần tươi), Khổ qua 90g, nấu nước uống. Nếu không có khổ qua thì dùng riêng rau Cần tây. (TQDG).
Ăn rau Cần tây, rau muống, uống nước hạt Muồng sao và Hoa hoè sao hoặc cây Dừa cạn hay Hoa đại thay chè. (CTVN).
         Ghi chú: Cần tây chứa tinh dầu 0,1%, trong đó có 3-isobutyliden-3α, 4- dihydrophtalid, 3-isovalidin-3α, 4-dihydrophtalid, 3-isobutidinphtalid; 3-isovalidenphtalid; cis-3-hexon-l-yl pyruvat, α- limonen, myrcen, anhydrid sedanonic, neral.
Còn có saccharose, glucose, fructose, vitamin C. Hạt chứa tinh dầu 2%, trong đó có d-limonen, selinen, phtalid, santalol, α- và β- eudesmol, dihydrocaryon, acid béo. Hạt còn chứa nhựa dầu, nhiều hoạt chất có mùi thơm và các chất terpen, coumarin và coumarin glucosid trong đó có bergapten, apiumosid, velein, celereoin, nodakenin, celereosid, psoralen, xanthotaxin, isopimpinellin; 4,5,8- trimethylpsoralen. Còn có các flavonoid là apigenin, Luteolin, apiin, luteolin-3- methylether 7-apiosyl glucosid.
Cần tây có tác dụng lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống ly, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn làm liền sẹo.

Tin liên quan:

Thương truật

Giần sàng

Thiên niên kiện

Hy thiêm

Sắn dây

Sài hồ

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn