Giần sàng

Date: 05/02/2021Lượt xem: 10839

Giần sàng

Tên khác: Xà sàng

Tên khoa học: Cnidium monnieri (L.) Cusson

                                                    Họ Hoa tán - Apiaceae
Mô tả:
Cây thảo hằng năm, mọc đứng, phân nhánh, có rãnh dọc, cao 50-80cm. Lá xẻ lông chim hai lần,có các phiến dạng góc gốc, nhọn ở chóp, các phiến dưới xẻ lông chim, các phiến ở trên chia thuỳ lông chim hoặc nguyên, có các phần phân chia nhỏ nhất độ 1-1.5mm; cuống lá dài 4-8cm, có bẹ ngắn. Hoa xếp thành tán kép; bao chung có lá bắc không nhiều, rất hẹp; bao riêng có lá bắc khá nhiều, cũng rất hẹp;cuống hoa chung dài 7-12cm, vượt quá lá kề bên. Quả hình trái xoan, bầu dục,hơi dẹt, dài 2-5mm, rộng l-5mm, có rìa mỏng dạng cánh.
Sinh thái:
Rất phổ biến trên các bờ bãi ven sông, các nơi đất trống, trong các ruộng hoang nước ta. Cũng có khi được trổng. Ra hoa tháng 3-7.
Phân bố:
Gặp nhiều ở Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước vùng Đông Á,Trung Âu và Bắc Mỹ.
Bộ phận dùng:
Quả, thường gọi là Xà sàng tử.Thu hái vào mùa hè-thu, lấy quả chín phơi khô.
Tính vị, tác dụng:
Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng khư phong táo thấp,sát trùng chỉ dương, bổ thận.
Công dụng:
Thường dùng trị phong thấp tê đau, lở ghẻ, đới hạ, liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau. Dùng ngoài chữa phụ nữ lở ngứa âm dạo,viêm do trùng roi âm đạo.
Bài thuốc:
  
1.Bệnh ngoài da thấm xuất cấp tính,
eczema cấp tính:

   a) Dùng quả Giần sàng 60g. Cho vào túi vải, thêm 1500ml nước, nấu sôi 30 phút,lấy bông khô thấm nước thuốc rồi vắt khô, chườm đắp lên chỗ bệnh, dùng băng gạc băng lại, để duy trì độ ẩm nhất định, cứ 30-60 phút thì đổi thuốc 1 lần, mỗi ngày 4-6 lần, cũng có thể đem quả Giần sàng nghiền thành bột, dùng vaselin điều chế thành cao mềm 20% thuốc,bôi ngoài chỗ bệnh, mỗi ngày dùng 1-2 lần. (TQDG)

   b)Quả Giần sàng 30g, Khổ sâm 30g, Uy linh tiên 9g, Thương truật 9g, Hoàng bá 9g,Minh phàn 9g. Sắc nước xông và rửa. (1000 CT và ĐVLT)   
2.
Mẩn ngứa âm nang:

   a)Dùng quả Giần sàng 30g, vỏ Xoan 50g, Địa phu tử 20g, rễ Chút chít 20g. Sắc nước xông rửa,mỗi ngày dùng 1-2 lần. (TQDG)

   b)Cây Giần sàng, Lá sen, Bèo cái, mỗi thứ một nắm, sắc lấy nước xông rửa. Đồng thời lấy quả Giần sàng phối hợp với rễ Thạch xương bồ, lượng bằng nhau, phơi khô tán bột rắc.(Nam dược thần hiệu)
3.Trẻ con bị lở loét môi miệng:

Dùng quả Giần sàng 30g, Phèn phi 20g. Cùng nghiền thành bột, trộn với rượu cồn bôi vào chỗ đau. (TQDG)
4.Viêm da mẫn cảm, nấm tay chân:

Dùng quả Giần sàng, Bạch đàn đỏ, vỏ Xoan, Khổ sâm, Địa phu tử, Thiên lý quang lượng dùng như nhau. Sắc nước, gạn bỏbã, ngâm rửa vùng bệnh, mỗi ngày dùng 2 lần. (TQDG)
5. Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis) gây nên:

Xà sàng tử 30g,Phèn chua 6g, Hoa tiêu 9g, Khổ sâm l0g. Nấu nước xông rửa âm đạo, mỗi ngày dùng1 thang, liên tục trong 5-7 ngày, (TQDG)

Ghi chú: Xà sàng tử chứa tinh dầu có mùi hắc mà thành phần chủ yếu là pinen, camphen và bomyl-isovaleritenat, β-sitosterol, acid coumaric, acidpalmitic. Có nhiều coumarin: osthol, umbelliferon, bergapten,imperatonin, isopimpinelin, columbianetin, archangelìcin, oroselon.

Nghiên cứu dược lý chứng minh Xà sàng tử có tác dụng chống loạn nhịp tim, chống dị ứng, lợi đảm,bình suyễn, tác dụng giống nội tiết tố sinh dục, trị trùng roi âm đạo, diệt bọ gậy, diệt nấm gây bệnh ngoài da.

Tin liên quan:

Thiên niên kiện

Hy thiêm

Sắn dây

Sài hồ

Rau má

Nhài

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn