Thương truật

Date: 11/03/2021Lượt xem: 6929
Tên khoa học: Atractylodes lancea (Thunb.) DC.
Họ Cúc - Asteraceae

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 30- 60cm, có thân rễ phát triển thành củ to. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống; các lá ở phía dưới có thuỳ nhọn; các lá trên hình trái xoan thon, mép có răng nhọn như gai. Cụm hoa đầu ở ngọn thân, có lá bắc to, xẻ lông chim hẹp; trong đầu toàn là hoa hình ống, tràng hoa màu trắng hay tím nhạt. Quả bế dài; lông mào có răng.
Sinh thái: Cây nhập trồng, ưa khí hậu khô mát, vùng núi, ở độ cao từ 1200m trở lên. Ra hoa tháng 8-10, có quả tháng 9-11.
Phân bố: Lào Cai, Lâm Đồng. Còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mianma.
Bộ phận dùng: Thân rễ, thường gọi là Thương truật.
Thu hái vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, dùng lửa đốt bỏ các rễ nhỏ, đem rễ sao cho cháy lông con, phơi khô. Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm: có tác dụng táo thấp kiện tỳ, khư phong, trấn tĩnh, tỵ uế.
Công dụng: Thường dùng trị bụng dạ đầy trướng, ỉa chảy, thuỷ thũng, cước khí teo chân, quáng gà và bệnh ngoài da.
Liều dùng 3-l0g. Người âm hư nội nhiệt, khí hư nhiều mồ hôi thì không dùng.

Bài thuốc:
1. Mẩn ngứa;
Thương truật, Hoàng bá, đều 10g. Nấu nước uống. Lại dùng Thương truật, Hoàng bá, Thạch cao nung, lượng bằng nhau, tán mịn, đắp ở vùng bệnh. (BPBTTD)
Thương truật, Hoàng bá, Phòng phong, Độc hoạt, Khương hoạt, Kinh giới, Cát cánh, Quy thân, Ô mai, Tiền hồ, Kim ngân hoa, đều 6g. Nấu nước uống. (nt)
Thương truật, Kinh giới, Phòng phong, Mộc thông, đều 6g, Khổ sâm, Ngưu bàng tử (gói riêng nấu trước), Tri mẩu, Quy thân, Sinh địa hoàng, đều 10g, Thuyền xoái, Cam thảo, đều 5g. Nấu nước uống, chứng nhẹ uống 3-5 thang, chứng nặng uống hơn 10 thang mới khỏi bệnh, (nt)
2. Chữa vùng hạ bộ lở, tiểu vàng ngắn, hoặc đới hạ do thấp nhiệt:
Thương truật, Hoắc hương, Phục linh đều l0g, Nhân trần 30g, Hoàng cầm, Hoàng bá đều 12g. Sắc uống. (NTBTTD)
Ghi chú: Thương truật chứa các thành phần: Atractylodin, β-eudesmol, hinesol, carotene, vitamin B1. Thân rễ Thương truật chứa 3.25%-6.92% dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là atractylone, atractylol, hinesol, eudesmol.
Thương truật có tác dụng thải loại Kali và Natri, nhưng không có tác dụng lợi niệu. Một ít lượng tinh dầu bay hơi của Thương truật có tác dụng trấn tĩnh đối với ếch xanh, nếu dùng lượng lớn thì cho thấy có hiện tượng ức chế thần kinh trung khu rõ rệt, cuối cùng dẫn đến tê liệt hệ hô hấp và tử vong. Thương truật còn có tác dụng ức chế đường huyết, thuốc dùng ở liều lượng cao có thể khiến cho tụt huyết áp.


Tin liên quan:

Giần sàng

Thiên niên kiện

Hy thiêm

Sắn dây

Sài hồ

Rau má

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn