Kinh giới

Date: 11/02/2020Lượt xem: 3505

Tên khoa học; Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

Họ Hoa môi - Lamiaceae

Mô tả: Cây thảo cao 30-40cm hay hơn. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa; cuống lá dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt. Quả gốm 4 quả hạch nhỏ, nhẵn.

Sinh thái: Cây của vùng Âu Á ôn đới, thường được trồng khắp nơi để lấy cành lá làm rau ăn. Trồng bằng hạt. Chọn hạt ở những cây khoẻ tốt, đem trộn đều với tro rồi gieo. Nó thích hợp với đất nhiều mùn, khô ráo, có nhiều ánh nắng, cần phủ rơm rạ và tưới nước đều. Độ 3-4 tháng sau khi trồng, đã có thể thu hoạch. Ra hoa Tháng 7-10, có quả tháng 10-12.

Phân bố: Khắp các tỉnh và thành phố từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nội, Ninh Bình vào các tỉnh phía Nam. Còn có ở Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, một số nước châu Âu, châu Mỹ.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất

Thu hái vào mùa hạ, thu khi cây đang ra hoa, khử bỏ tạp chất, phơi khô hoặc phơi trong râm.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm; có tác dụng khư phong phát hãn, giải độc, chỉ huyết.

Công dụng: Thường dùng trị cảm mạo ác hàn, đau đầu, lao thương thổ huyết, lở độc.

Liều dùng: 9-30g. Dùng ngoài tuỳ lượng, giã nát đắp.

Bài thuốc:

1.       Chữa cảm mạo, phong hàn phát sốt, nhức đầu ê ẩm, đau mình, không có mồ hôi, hay đổ mồ hôi khi gặp gió lạnh, trẻ em lên sởi, lở ngứa:

Dùng Kinh giới cả hoa và cành 20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. (TĐCT)

2.       Chữa cảm gió lạnh nhức đầu, chảy nước mũi:

Dùng hoa Kinh giới khô (Kinh giới tuệ), Bạch chỉ, hai vị bằng nhau tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước chè nóng, cho ra mồ hôi. (nt)

3.       Chữa cảm đau nhức các đầu xương:

Kinh giới tươi 50g, Gừng sống l0g, giã nát vắt lấy nước còn bã đánh dọc sống lưng. Hoặc dùng Kinh giới 20g, Tía tô l0g, sắc nước uống, đắp chăn cho ra mồ hôi. (nt)

4.       Chữa cảm thể nóng:

Dùng Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, Cam thảo đất 12g, sắc nước uống 2-3 lần trong ngày, (nt)

5.       Xuất huyết (Chảy máu cam, băng huyết..):

Dùng hoa Kinh giới sao đen 15g sắc nước uống, (nt)

6.       Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng:

Hoa Kinh giới 12g, hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2- 3 lần. (nt)

7.       Viêm mũi dị ứng:

Dùng hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, cây Cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g, sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày, (nt)

8.       Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa:

Dùng Kinh giới và Kim ngân hoa (cả hoa, lá, cành), mỗi vị 15-20g, sắc uống, (nt)

9.       Chữa cảm mạo phong hàn (sốt ít sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi):

Kinh giới 8g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Độc hoạt 12g, Sài hồ 16g, Tiền hồ 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 8g, Cát cánh 12g, Xuyên khung 12g, Chỉ xác 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 2/3 bát uống 1 lần. Ngày sắc 1 thang 3-4 lần để uống. (Hội Đông y tỉnh Nghệ An)

10. Mẩn ngứa ngoài da do dị ứng:

Hoa Kinh giới 12g, hoa Húng quế 12g, lá Đơn đỏ 12g. Sắc nước uống 1 lần, ngày uống 2-3 lần. (CTNA)

11.     Viêm mũi dị ứng:      

Hoa Kinh giới 8g, Bạc hà 8g, hoa Húng quế 8g, cây Cứt lợn 12g, lá Cối xay 12g. sắc nước uống, chia 2 lần trong ngày. (CTNA)

12.     Chữa trẻ em lên sởi và các chứng lở ngứa:

Kinh giới 15-20g, Kim ngân hoa (hoa, lá, cành) 15-20g. Sắc uống. (CTNA)

Ghi chú: Toàn cây Kinh giới chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu gồm elsholtrione, phenylethyl alcohol, naginataketone, α- pinene, 1,8-cineol, p-cymene vv,.. Hạt chứa dầu béo (38%) gồm acid oleic, acid linoleic, acid linolenic vv...

Tinh dầu Kinh giới có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Sh. flexneri, Mycobacterium tuberculosis, Salmonella typhi, Bacillus mycoides, Candida albicans và Klebsiella sp.

Tinh dầu Kinh giới có tác dụng đối kháng với hoạt tính gây co thắt ruột chuột lang của histamin, làm giảm nhẹ cơn dị ứng ở chuột lang đã được gây mẫn cảm bằng tiêm kháng nguyên.

Tin liên quan:

Bạch chỉ nam

Bạch hạc

Ké hoa vàng

Cây tô mộc

Bạch Thược

Nhội

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn