Dành dành

Date: 16/06/2021Lượt xem: 8731
Dành dành
Tên khoa học: Gardenia augusta (L.) Merr.
(G. jasminoides Ellis)
Họ Cà phê - Rubiaceae
Mô tả: Cây nhỡ cao tới 2m, phân cành nhiều. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 cái một, hình thuôn trái xoan hay bầu dục dài, nhẵn bóng. Lá kèm mềm ôm lấy cả cành như bẹ lá. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, màu trắng, rất thơm; cuống có 6 cạnh hình như cánh. Đài có ống dài với 6 rãnh dọc; tràng có ống tràng nhẵn, phía trên chia 6 thuỳ; nhị 6, bầu 2 ô không hoàn toàn, chứa nhiều noãn. Quả thuôn bầu dục, mang đài tồn tại ở đỉnh, có 6- 7 rãnh dọc như cánh, thịt quả màu vàng da cam. Hat dẹt.
Sinh thái: Cây của lục địa Đông Nam châu Á, mọc hoang ở những nơi gần rạch nước, phổ biến ở các vùng đồng bằng. Cũng thường được trồng làm cảnh. Trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân-hè. Ra hoa tháng 6-7, có quả vào tháng 8-10.
Phân bố: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế vào tới Long An.
Bộ phận dùng: Quả, thường dùng với tên Chi tử. Rễ cây cũng được sử dụng.
Thu hái vào mùa thu khi quả chín, loại bỏ tạp chất, trụng sơ qua trong nước sôi hoặc đem đồ cho tới khi bốc mùi thơm, lấy ra phơi khô. Thu hoạch rễ vào mùa thu đông, rửa sạch, thái phiến phơi khô. Khi dùng rửa sạch, quả giã nhỏ, rễ cắt vụn.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị đắng, tính hàn; có tác dụng tả hoả trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, giáng áp, kháng u, bướu. Rễ thanh nhiệt lương huyết, giải độc.
Công dụng: Quả dành dành được dùng trị viêm gan nhiễm trùng vàng da, ngoại cảm phát sốt, mất ngủ, viêm kết mạc mắt, loét miệng, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu; cũng dùng chữa viêm thận phù thũng, tiểu tiện ít và khó đi. Quả được dùng ngoài trị đinh nhọt, lở loét và bong gân. Vỏ rễ dùng trị sốt rét, bệnh lỵ. Rễ cây được dùng trị đòn ngã, nôn ra máu, chảy máu cam.
Liều dùng: Quả 6-l0g, rễ 15-30g.
Bài thuốc:
1. Hoàng đản thể thấp nhiệt:
a) Chi tử, Hoàng cầm, Long đởm thảo, đều 15g, Nhân trần Trung Quốc, Mã đề, đều 30g. Nấu nước uống.
b) Chi tử 15g, Kê cốt thảo, Ban, đều 30g. Nấu nước uống. (CVBTTD)
2. Viêm gan cấp tính thể hoàng đản:
a) Chi tử, Rễ dướng nhỏ (Tiểu câu thụ căn), đều l0g, Rau tinh tú (Đại điền cơ hoàng), Ban, đều 15g. Nấu nước uống.
b) Chi tử, Trạch tả, đều 15g, Nhân trần Trung Quốc, Thương truật, đều l0g, Nghệ vàng 3g. Nấu nước uống. Liên tục 5 ngày.
c) Chi tử 30g (hoặc Rễ Dành dành 60g). Nấu nước uống.
d) Chi tử, Củ cốt khí, đều 16g. Nấu nước uống.
e) Rễ Dành dành, Rễ cỏ tranh, Cỏ lá tre (Đạm trúc diệp), vỏ rễ dâu (Tang bạch bì), đều 30g. Nấu nước uống.
f) Chi tử, Củ cốt khí, đều 16g, Hoàng liên ô rô lá dày 25g, Đơn buốt 30g. Nấu nước uống. Dùng liên tục 20 ngày.
g) Chi tử, Hoàng bá đều l0g, Cam thảo 3g. Nấu nước uống. (CVBTTD)
3. Viêm gan thể hoàng đản ở trẻ em:
Chi tử l0g, Hoa hiên, Miến, đều 30g. Nấu nước, thêm đường cát trắng vừa đủ uống, sau khi bỏ chi tử thì ăn toàn bộ. (CVBTTD)
4. Hoàng đản, phát sốt, đại tiện khô ráo:
a) Chi tử, Nhân trần Trung Quốc 20g, Đại hoàng, Hoàng bá 6g. Nấu nước uống.
b) Chi tử, Nhân trần Trung Quốc, Ban, Rau tinh tú, đều 15g. Nấu nước uống. (CVBTTD)
5. Chấn thương phần mềm, vết thương hở:
Quả Dành dành (Chi tử sống), Hẹ sống, lượng bằng nhau. Trộn chung giã nát, thêm lòng trắng trứng vào trộn đều, bó ngoài vết thương. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, liên tục trong 3-5 lần, (TQDG)
6. Trị đan độc:
Rễ Dành dành, vỏ Tử kinh (Cercis chinensis) mỗi loại 30g, Đậu hủ 2 miếng, sắc nước chia 2 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang. (TQDG)
7. Chữa phụ nữ có kinh chảy máu mủi, lượng nhiều, sắc đỏ, mệng đắng cổ khô, chóng mặt, ù tai, tiểu vàng, táo bón:
Chi tử, Hoàng cầm, Cỏ roi ngựa đều 6g, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa đều l0g, Bạch hoa xà thiệt thảo, rễ Cỏ tranh, Cỏ nhọ nồi đều 15g, Ngưu tất, Cam thảo, Đơn bì đều 6g. Sắc uống. (NTBTTD)
8. Cảm nhiễm sốt, miệng khát, nước đái vàng và ít, táo bón, lợm giọng, buồn nôn, không thiết ăn uống:
Chi tử, Ban, Chó đẻ, Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần đều 30g, Đại hoàng, Mã đề, Hải kim sa đều l0g. Sắc uống. (NTBTTD)
     Ghi chú: Chi tử chứa các thành phần: acid ursolic, acid chlorogenic, gardenoside, gardoside, genipin, geniposide, genipin-l-β-D- gentiobioside, scandoọide methyl ester, paederoside methyl ester, acid geniposidic, acid deacetyl asperulosidic, acid deacetyl asperulosidic, methyl deacetyl asperulosidate, acid deacetyl asperulosidic methyl ester, genipin-l-β-glucoside, genipin-1-β-gentiobioside, shanzhiside, 10-acetylgeniposide, genipin gentiobioside, 6''-p- coumaroyl genipin gentiobioside, , acid 3,4-di- o-caffeoyl quinic, acid 3-o-caffeoyl-4-o-sinapoyl quinic, acid 3,5-di-o-caffeoyl-4-o-(3-hydroxy-3- methyl) glutaroyl quinic, crocetin. crocin, crocin glucoside, acid 3,4-dicafFeoyl-5-(3- hydroxy-3-methyl glutaroyl) quinic, rutin, D- mannitol, β-sitosterol, choline, glucoside, tinh dầu, nonacosane, xanthophyll, gardenamide, 6α-butoxygeniposide, 6β-butoxygeniposide, 6"- o-p-cis-coumaroylgenipin gentiobioside, jasminoside A, jasminoside B, jasminoside C, jasminoside D, jasminoside E. Còn có các sắc tố α-crocin và a-crocetin. Dầu bay hơi của quả Chi tử chứa 16 thành phần, trong đó có benzyl acetat, styren acetat, linalol, terpineol, methyl anthranilat. Tinh dầu của quả Chi tử còn chứa 85 loại hoạt chất như acid stearic, acid 12-acetyloxy-9-octadecenoic, trans,trans-2,4'decadienal.
Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, acid ursolic có trong quả Chi tử có tác dụng ức chế mạnh đối với hoạt tính men protein hệ I của virus HIV, cồn có tác dụng kháng ung thư, chống oxy hoá và kháng bệnh tiểu đường. Geniposide và genipin có trong Chi tử có tác dụng làm nhuận ruột và lợi mật. Nước sắc và chất chiết xuất từ thịt quả Chi tử có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ gan. Quả chi tử có tác dụng ức chế đối với chứng u báng Ehrlich ở chuột nhắt. Chi tử còn có tác dụng ức chế đối với Staphyloccocus aureus Rosenbach, song cầu khuẩn gây viêm màng não, trực khuẩn bạch hầu, cầu khuẩn Neisseria catarrhal và các loại nấm gây bệnh trên da, Quan sát cho thấy quả Chi tử có tác dụng trong phòng trị chứng viêm tuyến tụy dạng xuất huyết hoại tử cấp tính trong thực nghiệm, kết quả cho thấy hiện tượng xuất huyết giảm xuống, Chi tử còn có thể khiến cho phục hồi máu đã mất đi do xuất huyết, trong đó sự khôi phục của xuất huyết tuyến tụy là rõ nhất.

Tin liên quan:

Cúc vạn thọ

Cần tây

Thương truật

Giần sàng

Thiên niên kiện

Hy thiêm

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn