Hạ khô thảo

Date: 05/07/2021Lượt xem: 14389
Hạ khô thảo
Tên khoa học: Prunella vulgaris L.
Họ Hoa môi - Lamiaceae

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 20- 40cm, có thể tới 70cm, thân vuông, màu tím đỏ, có lông. Lá mọc đối, hình trứng hay hình ngọn giáo, dài 1.5-5cm, rộng 1- 2.5cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Cụm hoa bông nhiều xim co ở đầu cành, dài 2-6cm; lá bắc có màu tím đỏ ở mép; hoa nhỏ, màu lam dậm hay tím nhạt, có cuống ngắn; dài hình ống có 2 môi; tràng đều chia 2 môi, môi trên dựng đứng, vòm lên như cái mũ, môi dưới 3 thuỳ, thuỳ giữa lớn hơn, có răng; nhị 4, thò ra ngoài tràng hoa. Quả bé nhỏ, cứng, có 4 ô. 
Sinh thái: Mọc nơi sáng và ẩm. Thường tập trung thành đám nhỏ, trữ lượng không nhiều. Có thể nhân giống bằng hạt. Sau khi trồng 75-90 ngày, cây ra hoa. Mùa hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-10.
Phân bố: Loài cây của các vùng Âu, Á ôn đới, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước châu Âu.
Ở nước ta, chỉ gặp loài này ở một số nơi vùng núi ẩm mát: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như: Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum...
Bộ phận dùng: Bông hoa, quả và toàn cây (cành lá mang hoa), thường gọi là Hạ khô thảo.
Thu hái toàn cây vào mùa xuân, hạ. Khi dùng rửa sạch, cắt ngắn. Thu hái hoa sau tiết hạ chí, khi hoa ngả sang màu nâu thì lấy phần ngọn cây mang hoa, loại bỏ tạp chất, phơi khô. 
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh can hoả, tán uất kết, giáng huyết áp, kháng u bướu, ức chế Aids.
Công dụng: Thường dừng trị đau mắt hay chảy nước mắt, lao hạch, bướu cổ, gan mật nống, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, viêm thần kinh da, sưng vú, viêm tử cung và âm hộ, lở ngứa mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến.
Liều dùng: Cụm hoa có quả nhỏ 10-15g, toàn cây 15-30g.
Bài thuốc:
1. Huyết áp cao:
a) Hạ khô thảo, rửa sạch, phơi khô tán nhỏ 40g, sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày sau hai bữa ăn. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp như thế từ 2- 4 đợt tuỳ bệnh nặng nhẹ.
b) Hạ khô thảo, Bồ công anh, Hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g, Hoa cúc, lá Mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.
c) Hạ khô thảo 15g, Mào gà trắng 30g, sắc uống.
d) Hạ khô thảo 30g, sắc uống. (nt).
e) Hạ khô thảo, Đỗ trọng, Bạch thược, Hoàng cầm, đều l0g, sắc uống.
f) Hạ khô thảo 15g, Đương quy, Trắc bá diệp, đều l0g, sắc uống,
g) Hạ khô thảo, Mã đề, Đại kế, đều 15g, sắc uống.
h) Hạ khô thảo, Sinh địa hoàng, đều 12g, Thạch quyết minh 15g (cho vào sắc trước), Địa long 6g, Ngưu tất l0g, sắc uống.
i) Hạ khô thảo, Ngưu tất, Long đởm thảo, Địa long, Hải tảo, các vị bằng nhau. Nấu thành cao lỏng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa canh pha với nước nóng.
2. Chữa huyết áp cao, đau đầu hoa mắt:
a) Hạ khô thảo, Cúc hoa vàng, Hy thiêm, đều 30g, sắc uống.
b) Hạ khô thảo, Râu ngô, Ké đầu ngựa, Hài nhi cúc, đều 15g, sắc uống.
c) Hạ khô thảo, Sinh thạch cao (gói riêng cho vào sắc trước), Hạt muồng ngủ, đều 30g, Câu đằng 15g, sắc uống.
d) Hạ khô thảo, Mẫu lệ (gói riêng sắc trước), đều 30g, Câu đằng 15g, sắc uống.
e) Hạ khô thảo, Cúc hoa, Câu đằng đều 15g. Bối tử 30g (gói riêng cho vào sắc trước), sắc uống.
f) Hạ khô thảo, Thuỷ dương mai (iAdina pilidifera), Quyết minh tử đều 16g. Sắc uống.
3. Chữa huyết áp cao, thể can dương vượng gây đau đầu, chóng mặt:
Hạ khô thảo l0g, Trân châu mầu 50g (gói riêng cho vào sắc trước), Lá dâu 12g, Cúc hoa 6g, sắc uống.
4. Chữa huyết áp cao, đầu đau trướng, chóng mặt, chân tê dại:
Hạ khô thảo, Hy thiêm, đều l00g. Long đởm thảo 30g. Tất cả cùng tán thành bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng l0g, mỗi lần uống 1 họàn, ngày uấng 2-3 lần, với nước chín.
5. Chữa huyết áp cao giai đoạn đầu với mức huyết áp trên 200mm thuỷ ngân:
Hạ khô thảo l0g, Tang ký sinh 26,4g, Sơn thù du l0g, Mẫu đơn bì l0g, Trạch tả 13,2g, Bạch thược 16,5g, Sài hồ 6,6g, Hoàng cầm l0g, Sinh địa l0g. sắc với 800ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Sau 3-4 lần uống thuốc, huyết áp giảm.
6. Viêm gan cấp tính thể hoàng đản:
Hạ khô thảo, Đại táo đều 60g. Nấu nước uống. Liên tục 10-15 ngày.
7. Viêm gan cấp tính thể hoàng đản và không hoàng đản:
Hạ khô thảo 15g, Sài hồ, Nhân trần hao, Hài nhi cúc, Rễ cỏ tranh, Củ cốt khí, đều l0g, Cam thảo 6g. Nấu nước uống.
8. Đề phòng viêm gan;
Hạ khô thảo 15g, Nhân trần hao, Cam thảo, đều l0g. Nấu nước uống. Cách 4 ngày dùng 1 tễ. Liên tục 5 tễ.
9. Bầu vú kết khối cứng đau:
Hạ khô thảo 30g, Thanh bì 15g, Long nha thảo (Tiên hạc thảo) 15g, sắc nước chia 2 lần uống.
10. Viêm tuyến sữa mới nổi:
Hạ khô thảo, Bồ công anh mỗi loại 30g, rượu gạo 50g, sắc nước, bỏ bã, cho vào rượu, chia 2 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 3-5 ngày.
11. Choáng ngất sau khi sinh:
Hạ khô thảo tươi toàn thân l00g. Giã nát, thêm nước nguội vắt lấy nước cốt cho uống,
12. U, bướu:
Hạ khô thảo, Trâu cổ (Dây, lá), Tóc thần lá quạt đều l00g, sắc uống. Lấy riêng một ít nước thấm bôi chỗ bệnh,
Ghi chú: Hạ khô thảo chứa alcaloid tan trong nước, 3.5% muối vô cơ, tinh dầu. Trong các muối vô cơ có chủ yếu là kali chlorua. Tinh dầu chứa d-camphor (khoảng 50%) α - và D-fenchon, vết của alcol fenchilic. Chất đắng là prunellin, trong đó phần không đường là acid ursolic; còn có delphinidin, cyanidin. Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có nhựa, chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0.07g/kg cây khô) và một saponosid acid
Hạ khô thảo có tác dụng kháng thũng lựu, kháng khuẩn, giảm đường huyết, hạ huyết áp, ức chế các chứng viêm mới phát, có tác dụng ức chế đối với virus gây cảm cúm. Staphyloccocus aureus Rosenbach, trực khuẩn gây bệnh lỵ.
Theo một tài liệu khác ở Trung Quốc, Hạ khô thảo có chứa acid ursolic, quercetin, vulgarsaponin B, quercetin-3-o-β-D-galactoside, ethyl caffeate, 2α, acid 3α-dihydroxyurs-12-en- 28-oic, vulgarsaponin A, β-amyrin, α-spinasterol, stigmasterol, stigmast-7-en-3β-ol, acid caffeic, acid oleanolic, (22E, 20S, 24S)-stigmasta-7, 22- di-ene-3-one, β-sitosterol, daucosterol, 3β- hydroxy-olean-12-ene-28-al, 3β-hydroxy-urs-12- ene-28-diol, olean-12-ene-3β, 28-diol, urs-12-ene- 3β, 28-diol. Dầu bay hơi của Hạ khô thảo chứa chủ yếu là 1,8-cineol, β-pinene, linalyl acetate, α-pinene...
Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, vulgarsaponin có tác dụng kháng virus HIV. Acid ursolic có tác dụng ức chế mạnh đối với hoạt tính của men protein nhóm I của virus HIV, acid ursolic và các chất đồng vị của nó đều có tác dụng gây độc lên tế bào một cách rõ rệt đối với các tế bào P388, L1210 và tế bào khối u phổi A-549 ở người. Nước sắc của Hạ khô thảo có tỉ lệ ức chế đối với bệnh S180 ở chuột bạch con thí nghiệm là 40%-50%, có tác dụng ức chế đối với virus cảm cúm, có tác dụng ức chế đối với Staphyloccocus aureus, trực khuẩn lỵ.

Tin liên quan:

Dành dành

Cúc vạn thọ

Cần tây

Thương truật

Giần sàng

Thiên niên kiện

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn