Một số hướng dẫn về cấp chứng chỉ hành nghề

Date: 25/09/2022Lượt xem: 1831


MỘT SỐ HƯỚNG
DẪN VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ


I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ HƯỚNG DẪN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

        
1. Nghị định
109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KBCB.

2. Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2020 Hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa.

3. Quyết định số 2073/QĐ-BYT ngày 29/3/2018 ban hành nội dung thực hành cho đối tượng hành nghề y học cổ truyền để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Công văn số 4018/BYT-YDCT Về việc bổ sung phạm vi chuyên môn cho bác sĩ y học cổ truyền.

5. Công văn số 6797/BYT-KCB ngày 19/08/2021 V/v hướng dẫn cấp CCHN KBCB chuyên khoa lần đầu và cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn KBCB chuyên khoa đối với bác sỹ

II. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ


2.1.  Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ người Việt Nam

1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:

a) Văn bằng chuyên môn y;

b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam;

3. Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II;

4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh;

5. Phiếu lý lịch tư pháp;

6. Sơ yếu lý lịch tự thuật;

7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.

2.2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Nôp về Bộ Y tế áp dụng cho các trường hợp:

- Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế;

- Người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác.

2. Nộp về Sở Y tế đối với người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nộp hồ sơ về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đặt trụ sở.

2.3 Nội dung thực hành đối với Bác sĩ YHCT để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

Thời gian thực hành 18 tháng, bao gồm các phần sau:

+ Hồi sức cấp cứu: 03 tháng

+ Bệnh học và các phương pháp không dùng thuốc: 12 tháng

+ Dược cổ truyền: 03 tháng

2.4. Nội dung thực hành đối với Bác sĩ y khoa để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh là 18 tháng được phân bổ theo từng chuyên khoa như sau:

+ Chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu: 5 tháng;

+ Chuyên khoa Ngoại: 3 tháng;

+ Chuyên khoa Sản phụ khoa: 3 tháng;

+ Chuyên khoa Nhi: 4 tháng;

+ Chuyên khoa khác (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt, da liễu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và một số kỹ thuật của chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT): 3 tháng.

2.5. Tra cứu thông tin về cơ sở hướng dẫn thực hành:

- Đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đó. Bộ Y tế, Sở Y tế tổng hợp Kế hoạch hướng dẫn thực hành của các cơ sở hướng dẫn thực hành thuộc thẩm quyền quản lý, đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.


Xem chi tiết một số văn bản tại đây:

1. Hướng học Sau đại học ngành Dược_Chứng chỉ hành nghề Dược.pdf

2. TT 21_2020_Hướng dẫn TH để cấp CCHN BS YK.pdf

3. TT 35_2019_ Phạm vi hoạt dộng chuyên môn hành nghề BS Y khoa.pdf

4. QD 2073_2018_Ban hành huong dan TH cap CCHN YHCT.pdf




Tin liên quan:

Bộ Y tế ban hành Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp"

Bộ Y tế ban hành Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tâm thần trong dịch COVID-19"

Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch COVID-19" (QĐ 1886)

Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi"

Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính"

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn