Cơ sở lý luận của khí công dưỡng sinh

Date: 30/05/2016Lượt xem: 7429
Dưỡng sinh cổ truyền có từ lâu đời đã đặt trên nền tảng khoa học thực tiễn của nhân loại, cơ sở lý luận khái quát lại là:

Phép dưỡng sinh dựa trên quan đểm về chỉnh thể thiên nhiên hợp nhất “ học thuyết thiên nhân tương ứng”. Cuộc sống của con người dựa vào thiên nhiên. Con người có quan hệ mật thiết với sự biến hóa âm dương của tự nhiên, con người là tiểu vũ trụ, con người tìm mọi cách thích ứng với tự nhiên và cải tạo để phù hợp với mình. Con người không thể tách rời thiên nhiên. Sức khỏe tồn tại và sự sống của con người đều phải phụ thuộc vào mối quan hệ cân bằng động thái giữa cơ thể với môi trường xung quanh. “Thiên nhân tương ứng”. Thiên ở đây là khái niệm gọi chung và tổng quát cả thế giới tự nhiên. Trong suốt diễn biến sinh tồn, mỗi thực thể sinh vật đều không ngừng tiến hành trao đổi chất. Một mặt thu những vật chất ở môi trường xung quanh đưa vào trong rồi trải qua hàng loạt biến đổi hóa học để chuyển hóa thành vật chất của cơ thể mình, hoàn thành quá trình trao đổi chất hợp thành. Mặt khác vật chất trong cơ thể cũng không ngừng được phân giải để trao đổi giải phóng năng lượng và thải bỏ những vật chất đã trao đổi. Quá trình hợp thành, phân giải diễn ra không ngừng. Nó là đặc trưng và nguyên nhân của sự sống. Mọi hoạt động và hiện tượng sinh lý như tư duy, tuần hoàn, hô hấp, sinh sản, tiêu hóa, bài tiết, nội tiết vv…đều diễn ra trên cơ sở trao đổi chất, khi trao đổi chất ngừng lại là sự sống lập tức kết thúc. Xét trên một ý nghĩa nào đó có thể nói: quá trình sống của cơ thể chính là quá trình trao đổi vật chất, trao đổi năng lượng không ngừng giữa cơ thể với môi trường. “Nội kinh Sinh khí thông thiên” viết “từ ngày xưa, cái gốc sinh ra thông thiên với âm dương…chín khiếu, năm tạng, mười hai tiết đều thông với thiên khí” “Sinh khí thông thiên” trong kinh văn có nghĩa là “Thiên nhân tương ứng”. Nó chỉ rõ mối quan hệ mật thiết lục phủ ngũ tạng, tứ chi bách cốt trong cơ thể người với thế giới tự nhiên “Tố vấn thượng cổ thiên chân luận” viết: “bậc chân nhân, nâng đỡ trời đất, năm chắc âm dương hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục như một, nên có thể thọ ngang trời đất, không có tận cùng”. Đó là đạo Sinh lại viết: “Thành nhân là cái hòa ở ngoài trời đất là cái lý từ bát phong…hình thể hoàn chỉnh, tinh thần không tán có thể thọ trăm tuổi”. Lời văn trong kinh điển chỉ rõ: người giỏi dưỡng sinh là người đầu tiên phải nắm vững quy luật biến hóa của giới tự nhiên, hài hòa thuận theo đất trời, thứ hai phải rèn luyện thủ thần điều tức. Có thực hiện đủ hai điều đó mới đạt được mục đích trường thọ.

Lý luận khí công ở trong và ngoài nước đều lấy quan điểm chỉnh thể “thiên nhân tương ứng” làm tư tưởng chỉ đạo.



TS. Lê Thị Kim Dung

Bộ môn khí công dưỡng sinh - xoa bóp bấm huyệt


Tin liên quan:

Tạng phế

Tạng thận

Bài dưỡng sinh ‘Lục âm khí công’ theo sách Nội Kinh

Phủ kỳ hằng

Chức năng của Phủ

Phủ -Tạng và chức năng, tác dụng của khí công

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn