Phủ -Tạng và chức năng, tác dụng của khí công

Date: 29/01/2016Lượt xem: 37585


TÍNH CHẤT CHUNG CỦA PHỦ TẠNG




Hình 1. Tính chất và chức năng của phủ tạng


Khí công là một phương pháp tập luyện Tâm – Thể toàn diện, nên ngoài việc tăng cường khí lực, nó còn có khả năng tăng cường chức năng của từng phủ - tạng qua cách vận khí vào kinh mạch hay vào thẳng từng cơ quan liên hệ.

Mỗi tạng cũng như mỗi kinh đều thuộc một hành. Mỗi tạng liên hệ  với một phủ qua một lạc mạch, và lấy một giác quan làm cửa ngõ qua một mạch khác; thí dụ, Tâm thuộc hành Hỏa, liên hệ với Đại trường và lưỡi là cửa ngõ.

Mỗi tạng và mỗi phủ có một ngũ hành khí tương ứng có nguồn gốc từ chân khí. Chân khí giảm sẽ làm suy yếu các phủ - tạng; còn nếu chính ngũ hành khí của tạng suy giảm, nó sẽ gây tổn thương thực thể cho tạng này.

Mỗi tạng – phủ có một chức năng chính và một chức năng phụ. Tâm chủ huyết, tàng Thần. Thận chủ bài tiết, tàng tinh và điều hòa tủy xương, não. Can tàng huyết, tham gia vào tiêu hóa. Phế chủ khí, bì mao và điều hòa nước của cơ thể. Tỳ chủ dinh dưỡng, là gốc của huyết và điều hòa cơ nhục (hình 1 và hình 2).




Hình 2. Các cửa sổ của tạng

1. Mắt: Cửa sổ của can

2.Mũi: Cửa sổ của Phế

 3. Tai: Cửa sổ của Thận

4. Mồm: Cửa sổ của Tỳ

 5. Lưỡi: Cửa sổ của Tâm


Cũng như Ngũ hành, các phủ - tạng vận hành một cách hài hòa theo quy luật sinh khắc để duy trì, phát triển sự sống và chống những xung kích từ bên trong cũng như từ bên ngoài tới. Qua quy luật sinh khắc, một phủ tạng có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với các phủ - tạng khác. Khi chẩn đoán và trị bệnh của một tạng, không những phải chú trọng vào tình trạng suy hay vượng của tạng đó, mà còn phải liên hệ tới tạng sinh ra nó hay khắc nó, cũng như tạng nó sinh ra hay chính nó khắc.




Hình 3. Quy luật sinh khắc của Tâm đối với các tạng


Cụ thể như đối với tạng Tâm, cần kiểm tra cả tạng Can, Tỳ, Thận và Phế do quy luật sinh khắc theo sơ đồ dưới đây (hình 3).





Tạ Thanh

Theo Gs. Ngô Gia Hy, Bùi Lưu Yêm, Ngô Gia Lương

 KHÍ CÔNG HỌC VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI

NXB Tổng hợp Đồng Nai- 2006





Tin liên quan:

Cơ sở lý luận của khí công dưỡng sinh

Phủ kỳ hằng

Chức năng của Phủ

Tạng phế

Tạng thận

Bài dưỡng sinh ‘Lục âm khí công’ theo sách Nội Kinh

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn