Tạng thận

Date: 07/07/2016Lượt xem: 15861
Người ta bẩm (được nhận) khí của Trời Đất (năng lượng vũ trụ) mà có sự sống. Cái tinh của Thái cực ngụ ở đó. Như ta vững vàng, đầy đủ, và lớn mạnh giữa trời và đất. Con người lấy tình để dụ dỗ, lấy vật để lôi kéo, lấy cái hữu hạn đó để làm trời thật, theo cái không cùng để phóng túng lòng dục, tiêu hao ngày càng quá lắm. Trong không có chủ thì một bày tà thừa, mà bách bệnh hoành hành. Như một cái động mở bốn cửa để nạp đầy thêm, mấy nỗi mà không đưa đến hại?

Thường làm chủ được thân mình thì doanh vệ đi khắp vòng quanh, tà không thể tự nhập.Các phong, hàn, thử, thấp kia, ví như ta có thành vững chắc, nó chỉ như kẻ cướp ở ngoài.Tuy gót chân chúng luôn đến nhòm ngó, nhưng nghiệt thay! Làm sao mà chúng đạt được mong muốn bừa bãi? Nếu đi gọi thầy thuốc ấn mạch, theo phương làm tễ, liệu bỗng chốc mà thu công hiệu làm cho trở lại như cũ mà không bị hư hỏng hay không? Nếu để kẻ cướp đến mới ngăn cản, làm sao bằng như không có kẻ cướp để không phải ngăn cản? Bệnh đến mà phải chữa, làm sao bằng không có bệnh để mà không phải chữa? Cũng như việc cầu kim thạch hiếm quý mà thường mắc cái bệnh bất túc, làm sao được như cầu cái tinh của than ta mà ta hằng tự có thừa?

 

Tiên Thánh nói: “Trời đất đại quý là châu ngọc, thân người đại quý là Tinh, Thần.

“Nội kinh” nói: “Người con trai, con gái mà đại dục thì còn gì?”. Thật thà mà nói, có thể lấy cái lý để hạn chế dục, để giao ngự tình. Tuy sắc đẹp ở ngay trước mặt, chẳng qua cũng vui mắt, thoả chí mà thôi. Làm sao có thể phóng túng cái tình để chon cái tinh? Cho nên nói: “dầu hết thì dèn tắt, tuỷ kiệt thì người không còn, thêm dầu thì đèn cháy to, bổ tuỷ thì người mạnh”.

Lại nói, tháng đông trời bế, khí huyết tàng, dương ẩn ở trong, vùng tâm và cách nhiều nhiệt, nhất thiết tránh ra mồ hôi để tiết dương khí (không dùng phép phát hãn), như thế nói là bế tàng. Khi nước đóng băng, đất rạn nứt, không nhiều dương, đi nằm sớm, dậy muộn, tất phải đợi mặt trời sang (ban ngày sang rõ),làm cho chí như ẩn náu, như có ý riêng tư, đã bỏ lạnhm sẽ được nóng, không tiết bì phu (không để lộ da ra lạnh), làm cho cấp thiết đoạt lấy khí, đó là ứng với khí mùa đông. Đó là đạo dưỡng tàn, ngược lại thì hại thận, đến mùa xuân thì nuy quyết (liệt bại).
Tin liên quan:

Bài dưỡng sinh ‘Lục âm khí công’ theo sách Nội Kinh

Cơ sở lý luận của khí công dưỡng sinh

Phủ kỳ hằng

Chức năng của Phủ

Phủ -Tạng và chức năng, tác dụng của khí công

Tạng thận

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn