Hoa đào – Vị thuốc quý của mùa xuân

Date: 03/02/2016Lượt xem: 36791
Hoa đào là loại hoa đặc biệt mỗi dịp xuân về. Đào có 4 giống: Đào bích có màu hồng thẫm, đào phai hoa màu hồng nhạt, đào bạch hoa màu trắng, đào thất thốn hoa nhỏ và  nhiều màu, màu đỏ thẫm. Theo Đông y, hoa đào tính bình, vị đắng có tác dụng thông tiểu tiện, hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc, nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở tốt hơn là khô). Một số bài thuốc có hoa đào:
Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết. Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da.
- Hoạt huyết thông lợi:
Theo sách “Thọ thế bí điều” viết: Tháng ba, hái hoa đào, ngâm với rượu uống dần, vừa trừ được bách bệnh vừa làm đẹp dung nhan. Để làm hết các nếp nhăn trên da mặt các cô, các chị có thể dùng nước sắc hoa đào để rửa mặt. Hoặc là lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ dần dần hết. Hoa đào kết hợp với mật ong (50g hoa đào kết hợp với 500g mật ong) tạo thành mật hoa đào. Có tác dụng bổ dưỡng ngũ tạng và làm đẹp dung nhan. Đối với những người thường bị đi táo, mỗi ngày dùng một thìa. Ngoài ra, ngày xưa người ta dùng hoa đào sắc lên uống. trong trường hợp bí đại tiểu tiện; lấy hoa đào, thêm gạo tẻ, mật ong, đường trắng nấu thành cháo có tác dụng hoạt huyết, chữa khỏi đại tiện và tiểu tiện bí kết.
- Chữa bệnh bí đái tiểu tiện:
Hoa đào 30 gam đem nấu cháo ăn lúc đói, ngày 2 lần. 2. Chữa thủy chũng dùng mỗi ngày 10 gam nấu với cháo gạo tẻ, ăn hết trong ngày, cũng có thể trộn với bột mì, bột gạo, cán mỏng, cắt thành sợi để nấu ăn hết trong ngày như món mì sợi bình thường.



Hoa đào

- Chữa sốt rét: Hoa đào 10 gam nghiền vụn, một chén con rượu cho lượng nước vừa phải, uống chặn trước cơn sốt rét. Chữa đau thắt lưng: Đem nấu cháo 10 gam hoa đào mỗi ngày ăn hết; hoặc có thể dùng ít gạo nếp nấu xôi, xong rắc men rượu lên, làm cho nó lên men thành rượu nếp dùng hoa đào trộn vào rượu nếp ăn. Chữa phong tê thấp khí: Dùng hoa đào, hoa cúc vàng, mỗi loại 15 gam, mã lan 8 gam, hoa vừng 10 gam, đào nhân 5 hạt, rượu trắng 500ml, đem ngâm các loại hoa và đào nhân vào trong rượu, thường xuyên lắc cho thấm đều, nửa tháng có thể đem ra uống mỗi ngày uống 20 ml chia ra hai lần.
- Chữa liệt dương: Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau bẹ, trầm hương mỗi loại 30 gam, hạch đào nhân 240 gam, rượu nếp, rượu đã chưng cất 1250ml. Đem các vị trên ngâm trong rượu, nút kín, sau một tháng có thể đem dùng được. Trong quá trình ngâm đó nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 1-2 lần.
- Chữa bế kinh: Hoa đào 25 gam, rửa sạch ngâm với rượu trắng 250ml, đậy nút kín, sau một tuần lấy ra uống. Mỗi lần uống 10ml, pha thêm vào với nước sôi để ấm cho loãng ra để uống. Cũng có thể dùng hoa đào, lăng tiêu hoa, mỗi loại 10 gam, 10 quả trứng gà. Đem rửa sạch hoa xong nghiền nát thành bột.
Trứng gà rửa sạch đem đục một lỗ thủng dốc cho ra bớt lòng trắng, còn lại để nguyên, nhét bột hoa vào trong quả trứng, bịt kín lỗ đục đó bằng giấy ướt, xong bỏ vào trong nồi hấp để cách thủy cho đến chín. Mỗi ngày ăn hai quả chia ra hai lần.
- Chữa sỏi ở hệ thống tiết niệu: Hoa đào, hổ phách, mỗi loại bằng nhau. Hoa đào nghiền vụn trộn lẫn hổ phách. Mỗi lần lấy ra 6g bỏ vào xoong với một bát to nước đun trong nửa giờ, uống ngày 2-3 lần, uống hết trong ngày.
- Chữa các vết sắc tố trên da mặt: Hoa đào 10g, hoa sen 15g. Phơi khô, nghiền vụn, chia 3 lần bỏ vào trong cốc thủy tinh để pha nước sôi như pha trà để một lát cho nước còn ấm, uống như uống nước trà vậy.
- Chữa mụn trứng các trên mặt: Đào hoa, Sơn chi hoa (hoa dành dành) mỗi loại liều lượng bằng nhau, một ít glycerin, trộn đều đem nghiền vụn hai hoa xong hòa đều vào glycerin để làm thuốc bôi lên các mụn trứng các trên mặt.
- Chữa hoàng thủy sang (mụn lở kềnh ở da có nước mủ vàng, rất ngứa): Hoa đào lượng vừa phải, nghiền vụn, khi ăn no, uống 6g với nước đun sôi để ấm.
- Chữa các loại ung nhọt: Lấy lượng hoa đào vừa phải, nghiền vụn ngâm vào giấm, lấy nước bôi lên các nốt ung nhọt.
- Thuốc trường sinh: Thành phần trong quả đào gồm: 100g quả, 2g nước, 0,5 – 0,8g protein; 0,1 – 0,5g các chất đường bột; 7 – 7,7g cho nhiệt lượng 32 – 33kcal (kilo calo); chất xơ 4,1g; canxi từ 7 – 8mg, phốt pho 20 – 34mg; sắt 0.9 - 1mg; 0,01 – 0,03mg Vitamin B1; 0,02 – 0,04mg Vitamin B2; Vitamin PP 0,7mg; Vitamin C6 – 8mg và nhiều chất hóa sinh học khác. Như vậy, quả đào đúng là thứ thuốc bổ. Không những thế, quả đào còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả đào chuyên dùng chữa các chứng bệnh ở phổi cho nên còn được gọi là “thứ quả chuyên chữa bệnh viêm phổi”.
- Các vị thuốc từ cây đào: Hạt đào có tính bình, vị đắng ngọt, vào các kinh tâm, can và đại tràng; có tác dụng hoạt huyết, phá huyết khối huyết ứ, nhuận tràng, sát trùng, trị các bệnh viêm đại tràng mãn tĩnh, cao huyết áp, bế kinh, tử cung thũng huyết… Lá đào có nhiều công dụng làm thuốc. Khi người trồng đào tuốt lá kích thích cho đào nảy hoa, người ta lấy lá đào đó nấu lấy nước tắm chữa ghẻ và lở ngứa. Lá đào sắc lấy nước rửa và ngâm có thể chữa khỏi chứng ngứa hậu môn và âm đạo. Đối với viêm mũi thứ phát (niêm mạc mũi đã có chỗ thái hóa) dùng 1 – 2 búp đào non, vo tròn nhét vào chỗ viêm trong lỗ mũi 10 – 20 phút; chờ đến khi nước mũi ra đầy thì bỏ; mỗi ngày làm 4 lần liên tục trong 7 ngày, nghỉ đến 3 ngày lại làm tiếp. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm rất tốt. Rễ đào dùng sắc thuốc uống để trị hoàng đản, thổ huyết, máu cam, bế kinh, khối u trong tử cung, trĩ… còn nhựa cây đào thường dùng trị sỏi đường tiết niệu, đái ra máu và bệnh tiểu đường. Như vậy, toàn bộ các bộ phận của cây đào đều là thuốc quý.


Lê Hằng

Theo Hương Lộc 

Chữa bệnh bằng các loài hoa

NXB Văn hóa Thông tin – 2008

 





Tin liên quan:

Các món ăn chữa bệnh hen suyễn viêm phế quản

Người bị cao huyết áp nên ăn gì

Hoa Hòe - vị thuốc tuyệt hay

Hoa hồng – nàng tiên sắc đẹp vị thuốc độc đáo

Hoa hướng dương loài hoa đẹp chữa nhiều bệnh

Hạt đu đủ giúp tránh thai

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn