Hoa Hòe - vị thuốc tuyệt hay

Date: 18/12/2018Lượt xem: 12511

Hoa hòe là cây thân gỗ, vỏ sùi được trồng nhiều ở Trung Bộ. Là cây trồng được phân tán không thành vườn thành rừng như các loài cây dược liệu khác. Hoa hòe có màu vàng nhạt, nhỏ như những búp cây. Hoa hòe là cây trồng lâu niên gần gũi với cảnh sắc khuôn viên đình chùa, vườn nhà vừa làm cây cảnh, vừa làm cây hóng mát. Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh không độc hại, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng. Hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa. Tên khoa học của cây hoa hòe là: Sophora japonicaL. Mùa hoa từ tháng 7-9 âm lịch. Cây sống lâu, sau 3-4 năm mới thu hoạch được hoa và chỉ nụ non mới có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.

Trong thành phần của hoa hòe chứa tới 6-30% rutin (rutozid), rutin là một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quecitin-quexetola-glucoza và ramnoza. Trong quả hòe cũng có rutin. Rutin là một loại vitamin P rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).

Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe có tácdụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp trong xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não…  Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa…Thành phần Rutin trong hoa hòe còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao sơ nhiễm…Hoa hòe có thể kết hợp với hạ khô thảo, xuyên khung, địa long, cúc hoa, câu đằng chữa tăng huyết áp, kết hợpvới trắc bá diệp, chỉ xác chữa đại tiện ra máu; kết hợp với bách thảo sương, mẫu lẹ nung chữa băng huyết, khí hư; kết hợp với kim ngân hoa chữa viêm loét, mụn nhọt…

Hoa hòe phơi khô làm vị thuốc hoa để pha uống như uống chè hàng ngày. Hoa hòe chữa các bệnh tăng huyết áp, đại tiện ra máu, các bệnh về viêm loét.

- Chữa tăng huyết áp:

Bài 1: Hoa hòe 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g. Sắc uống nước. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g. Đau ngực gia thêm đan sâm 20g, quả lâu nhân 20g; có cơn đau thắt ngực gia thêm hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch máu não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g.

Bài 2: Hoa hòe 15g, cát căn 30g, sung úy tử 15g, sắc uống. Nếu đau tức ngực gia thêm đan sâm 30g, hà thủ ô 30g; hồi hộp trống ngực và mất ngủ gia thêm toan táo nhân 15g; tê tay chân gia thêm sơn tra 30g, địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia thêm sơn thù 10g, nhục dung 15g.

- Đau đầu, choáng váng, ngón tay hơi tê: Nụ hòe (sao vàng), hạt muồng (sao), tâm sen, 3 vị bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng từ 10-20g.

- Trĩ bị sưng đau: Quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.

- Đại tiện ra máu:

Bài1: Hoa hòe, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ và Chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô,tán bột mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Bài 2: Hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, Chỉ tử 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.

Bài 3: Ruột gia lợn 1 đoạn, rửa sạch, nhét đầy bột hoa hòe vào trong, buộc kín hai đầu, đem sao với giấm gạo cho khô rồi tán bột, vê viên to bằng hột nhãn, uống mỗi lần 1 viên với rượu ngâm Đương quy.

Bài 4: Hoa hòe 60g, Địa du 45g, Thương truật 45g, Cam thảo 30g, sao thơm sấy khô,tán bột uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

Bài 5: Hoa hòe  15g, quả Hòe 15g, Hoạt thách 15g, Sinh địa 12g, Kim ngân hoa 12g, Đương quy 12g, Hoàng cầm 10g, Hoàng liên 10g, Hoàng bá 10g, Thăng ma 6g, Sài hồ 6g, chỉ xác 6g, Cam thảo 3g, sắc uống. Nếu chảy máu nhiều gia thêm Kinh giới 10g, Địa du 15g, Trắc bá diệp sao đen 15g; thể trạng hư yếu gia Đẳng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Hoài sơn 15g; thiếu máu nhiều gia Hoàng kỳ 15g, thục địa 12g.

- Lợi tiểu, an hàn dễ ngủ: Sử dụng hoa hòe khô hãn thành nước chè uống hàng ngày.

- Đi tiểu ra máu: Hoa hòe sao 30g, Uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; Hoa hòe sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.

- Băng huyết, khí hư: Hoa hòe lâu năm 30g, Bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; Hoa hòe sao, Mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng).

- Lỵ: Hoa hòe sao 9g, Bạch thược sao 9g,chỉ xác 3g, Cam thảo 1,5g sắc uống.

- Chảy máu cam:

Bài 1: Hoa hòe và Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy một ít thổi vào lỗ mũi.

Bài 2: Hoa hòe phơi âm can, tán bột, rắc lên lưỡi có thể chữa chảy máu lưỡi (thiệt nục).

- Chữa viêm loét: Hoa hòe 15g, Kim ngân hoa 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hạ có thể dùng Hoa hòe 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị nhiều lần trong ngày.

- Lao hạch cổ: Hoa hòe 2 phần, Gạo nếp 1phần, sao vàng, tán bột, mỗi sáng sớm uống 10g khi bụng đói, chú ý khi dùng thuốc không được ăn đường.

- Bệnh ngoài da:  Hoa hòe sống 30g, Thổ phục linh 30g, Cam thảo 9g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày.

 - Viên tuyến vú cấp tính: Hoa hòe sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 15g với rượu vàng pha loãng nửa rượu nửa nước. Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng như hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát…thì không dùng được vị thuốc này, nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.



Tin liên quan:

Hoa hồng – nàng tiên sắc đẹp vị thuốc độc đáo

Các món ăn chữa bệnh hen suyễn viêm phế quản

Người bị cao huyết áp nên ăn gì

Hoa đào – Vị thuốc quý của mùa xuân

Hoa hướng dương loài hoa đẹp chữa nhiều bệnh

Hạt đu đủ giúp tránh thai

Lý Thời Trân
Lý Thời Trân, tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu).  Ông là nhà y dược học vĩ đại của...
Xem thêm
TUỆ TĨNH
Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng,...
Xem thêm
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta. Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở...
Xem thêm
Trương Trọng Cảnh
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị...
Xem thêm
Hoa Đà
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại...
Xem thêm
Copyright © 2016 Vatm.edu.vn