- Chữa sốt rét: Hoa đào 10 gam nghiền vụn, một chén con rượu cho lượng nước vừa phải, uống chặn trước cơn sốt rét. Chữa đau thắt lưng: Đem nấu cháo 10 gam hoa đào mỗi ngày ăn hết; hoặc có thể dùng ít gạo nếp nấu xôi, xong rắc men rượu lên, làm cho nó lên men thành rượu nếp dùng hoa đào trộn vào rượu nếp ăn. Chữa phong tê thấp khí: Dùng hoa đào, hoa cúc vàng, mỗi loại 15 gam, mã lan 8 gam, hoa vừng 10 gam, đào nhân 5 hạt, rượu trắng 500ml, đem ngâm các loại hoa và đào nhân vào trong rượu, thường xuyên lắc cho thấm đều, nửa tháng có thể đem ra uống mỗi ngày uống 20 ml chia ra hai lần.
- Chữa liệt dương: Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau bẹ, trầm hương mỗi loại 30 gam, hạch đào nhân 240 gam, rượu nếp, rượu đã chưng cất 1250ml. Đem các vị trên ngâm trong rượu, nút kín, sau một tháng có thể đem dùng được. Trong quá trình ngâm đó nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 1-2 lần.
- Chữa bế kinh: Hoa đào 25 gam, rửa sạch ngâm với rượu trắng 250ml, đậy nút kín, sau một tuần lấy ra uống. Mỗi lần uống 10ml, pha thêm vào với nước sôi để ấm cho loãng ra để uống. Cũng có thể dùng hoa đào, lăng tiêu hoa, mỗi loại 10 gam, 10 quả trứng gà. Đem rửa sạch hoa xong nghiền nát thành bột.
Trứng gà rửa sạch đem đục một lỗ thủng dốc cho ra bớt lòng trắng, còn lại để nguyên, nhét bột hoa vào trong quả trứng, bịt kín lỗ đục đó bằng giấy ướt, xong bỏ vào trong nồi hấp để cách thủy cho đến chín. Mỗi ngày ăn hai quả chia ra hai lần.
- Chữa sỏi ở hệ thống tiết niệu: Hoa đào, hổ phách, mỗi loại bằng nhau. Hoa đào nghiền vụn trộn lẫn hổ phách. Mỗi lần lấy ra 6g bỏ vào xoong với một bát to nước đun trong nửa giờ, uống ngày 2-3 lần, uống hết trong ngày.
- Chữa các vết sắc tố trên da mặt: Hoa đào 10g, hoa sen 15g. Phơi khô, nghiền vụn, chia 3 lần bỏ vào trong cốc thủy tinh để pha nước sôi như pha trà để một lát cho nước còn ấm, uống như uống nước trà vậy.
- Chữa mụn trứng các trên mặt: Đào hoa, Sơn chi hoa (hoa dành dành) mỗi loại liều lượng bằng nhau, một ít glycerin, trộn đều đem nghiền vụn hai hoa xong hòa đều vào glycerin để làm thuốc bôi lên các mụn trứng các trên mặt.
- Chữa hoàng thủy sang (mụn lở kềnh ở da có nước mủ vàng, rất ngứa): Hoa đào lượng vừa phải, nghiền vụn, khi ăn no, uống 6g với nước đun sôi để ấm.
- Chữa các loại ung nhọt: Lấy lượng hoa đào vừa phải, nghiền vụn ngâm vào giấm, lấy nước bôi lên các nốt ung nhọt.
- Thuốc trường sinh: Thành phần trong quả đào gồm: 100g quả, 2g nước, 0,5 – 0,8g protein; 0,1 – 0,5g các chất đường bột; 7 – 7,7g cho nhiệt lượng 32 – 33kcal (kilo calo); chất xơ 4,1g; canxi từ 7 – 8mg, phốt pho 20 – 34mg; sắt 0.9 - 1mg; 0,01 – 0,03mg Vitamin B1; 0,02 – 0,04mg Vitamin B2; Vitamin PP 0,7mg; Vitamin C6 – 8mg và nhiều chất hóa sinh học khác. Như vậy, quả đào đúng là thứ thuốc bổ. Không những thế, quả đào còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả đào chuyên dùng chữa các chứng bệnh ở phổi cho nên còn được gọi là “thứ quả chuyên chữa bệnh viêm phổi”.
- Các vị thuốc từ cây đào: Hạt đào có tính bình, vị đắng ngọt, vào các kinh tâm, can và đại tràng; có tác dụng hoạt huyết, phá huyết khối huyết ứ, nhuận tràng, sát trùng, trị các bệnh viêm đại tràng mãn tĩnh, cao huyết áp, bế kinh, tử cung thũng huyết… Lá đào có nhiều công dụng làm thuốc. Khi người trồng đào tuốt lá kích thích cho đào nảy hoa, người ta lấy lá đào đó nấu lấy nước tắm chữa ghẻ và lở ngứa. Lá đào sắc lấy nước rửa và ngâm có thể chữa khỏi chứng ngứa hậu môn và âm đạo. Đối với viêm mũi thứ phát (niêm mạc mũi đã có chỗ thái hóa) dùng 1 – 2 búp đào non, vo tròn nhét vào chỗ viêm trong lỗ mũi 10 – 20 phút; chờ đến khi nước mũi ra đầy thì bỏ; mỗi ngày làm 4 lần liên tục trong 7 ngày, nghỉ đến 3 ngày lại làm tiếp. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm rất tốt. Rễ đào dùng sắc thuốc uống để trị hoàng đản, thổ huyết, máu cam, bế kinh, khối u trong tử cung, trĩ… còn nhựa cây đào thường dùng trị sỏi đường tiết niệu, đái ra máu và bệnh tiểu đường. Như vậy, toàn bộ các bộ phận của cây đào đều là thuốc quý.
Lê Hằng
Theo Hương Lộc
Chữa bệnh bằng các loài hoa
NXB Văn hóa Thông tin – 2008